Định nghĩa Người_Mông_Cổ

Người Mông Cổ có thể chia thành người Đông Mông Cổ và người Tây Mông Cổ. Với một quan niệm rộng hơn, "người Mông Cổ" có thể bao gồm tất cả những dân tộc nói một trong các ngôn ngữ Mông Cổ, như người KalmykLiên bang Nga.

Cái tên "Mông Cổ", xuất hiện lần đầu trong sử sách nhà Đường vào thế kỷ thứ 8; và dùng để gọi bộ tộc Thất Vi, nhưng sau đó từ này chỉ nổi lên vào cuối thế kỷ 11 dưới sự thống trị của Khiết Đan. Sau khi nhà Liêu sụp đổ vào năm 1125, các dân tộc Mông Cổ trở thành một bộ tộc lãnh đạo trên thảo nguyên và cũng có sức mạnh tại miền bắc Trung Quốc. Tuy nhiên, người Mông Cổ đã trở nên suy yếu với các cuộc chiến tranh với nhà Kimcác dân tộc Tatar. Vào thế kỷ 13, từ Mông Cổ đã phát triển thành một khái niệm rộng bao trùm một nhóm lớn gồm các bộ tộc nói các ngôn ngữ Mông Cổ và Turk thống nhất lại dưới sự chỉ huy của Thành Cát Tư Hãn.[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người_Mông_Cổ http://www.china.org.cn/english/features/EthnicGro... http://www.biomedcentral.com/content/pdf/1741-7007... http://www.britannica.com/eb/article-27420/Mongoli... http://english.chosun.com/w21data/html/news/200804... http://www.chriskaplonski.com/images/ethnicmap_med... http://www.chriskaplonski.com/mongolia/ethnicgroup... http://www.travelchinaguide.com/intro/nationality/... http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/artic... http://www.minorityrights.org/?lid=2497 http://www.lib.kalmsu.ru/text/TRUD/Hoit_SK/p001.pd...